Các Quốc gia Hành động Hướng đến Thời trang Bền Vững
Khởi động Dự án Thúc đẩy Nền Kinh tế Tuần hoàn Ít Carbon tại Việt Nam
Viện nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài và Môi trường Việt Nam cùng với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UN Industrial Development Organisation – UNIDO) vừa khởi động một dự án nhằm thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững thông qua đổi mới công nghệ sạch, phát thải ít carbon.
Với vốn đầu tư hơn 11 triệu USD, dự án này đang được tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (Global Environment Facility – GEF), Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác.
Theo truyền thông trong nước, dự án này nhằm mục đích thực hiện sự phát triển bền vững và toàn diện trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam, đồng thời tích hợp năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và quản lý chất thải.
Ngày 7/ 6/2023, Thủ tướng đã phê duyệt Kế hoạch Phát triển Kinh tế tuần hoàn của Việt Nam, trong đó khẳng định phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu, phù hợp với xu hướng toàn cầu và yêu cầu đạt được những bước đột phá trong việc phục hồi kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Tuần lễ thời trang Copenhagen đầu năm 2023 đã đi sâu vào những thay đổi pháp lý quan trọng sẽ ảnh hưởng đến ngành thời trang châu Âu trong năm nay. Năm 2023 là năm then chốt đối với ngành công nghiệp này, EU đã có những bước tiến quan trọng hướng tới phát triển bền vững và cắt giảm khí thải carbon, đặc biệt là trong ngành dệt may.
Những Thay đổi Pháp lý Quan trọng trong ngành Thời trang tại châu Âu
Đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc sửa đổi Chỉ thị Khung về Chất thải đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng, đặc biệt đối với ngành dệt may. Sửa đổi này nhằm phối hợp trách nhiệm mở rộng của các nhà sản xuất (EPR) khác nhau được sử dụng bởi các quốc gia thành viên EU. Các quy định mới về vận chuyển chất thải nhằm thúc đẩy việc quản lý chất thải dệt may bền vững của EU. Nó khuyến khích các nhà sản xuất giảm thiểu rác thải, kéo dài tuổi thọ sản phẩm và đảm bảo họ chịu trách nhiệm quản lý chi phí chất thải dệt may. Tuần lễ thời trang Copenhagen cho biết trong thông báo chính sách của mình, những chi phí này sẽ phụ thuộc vào điều tiết sinh thái, được xác định bởi các yếu tố như lựa chọn vật liệu, tính tuần hoàn sản phẩm, kiểm tra cẩn thận chuỗi cung ứng và độ chính xác của thông tin về người tiêu dùng.
Chỉ thị khung chất thải về vận chuyển chất thải được thông qua vào năm 2021 nhằm khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn trong EU và ngăn chặn việc xuất khẩu chất thải dệt may sang phía Nam bán cầu. Chỉ thị này đã giới thiệu khái niệm EPR, đặt trách nhiệm về toàn bộ vòng đời của sản phẩm dệt may, bao gồm thiết kế, chất thải và tái chế, lên nhà sản xuất. Đến ngày 1 tháng 1 năm 2025, các quốc gia thành viên EU phải thiết lập một hệ thống thu gom chất thải dệt may riêng biệt. Theo chỉ thị, mỗi quốc gia sẽ triển khai hệ thống EPR của riêng mình và các thương hiệu thời trang sẽ được yêu cầu tham gia vào các hệ thống này tại mỗi quốc gia mà họ hoạt động. Điều này có nghĩa là các thương hiệu thời trang phải tạo ra chuỗi cung ứng khép kín để đảm bảo rằng các sản phẩm của họ được thu gom và tái chế.
Quy định về Thiết kế Sinh thái & Hộ chiếu Sản phẩm Số
Một phát triển quan trọng khác của EU là Quy định về Thiết kế sinh thái cho Sản phẩm Bền vững (Ecodesign for Sustainable Products Regulation – ESPR), mở rộng từ việc chỉ bao gồm các sản phẩm liên quan đến năng lượng sang bao gồm cả hàng dệt may. Quy định này được đặt ra nhằm cách mạng hóa việc thiết kế sản phẩm, nhấn mạnh độ bền, khả năng tái chế và sử dụng các vật liệu tái chế. Quy định này cũng sẽ giới thiệu Hộ chiếu Sản phẩm Kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa, tái chế và theo dõi các vật liệu sử dụng trong chuỗi cung ứng.
Hộ chiếu Sản phẩm Kỹ thuật số (Digital Product Passport) sẽ tác động đáng kể đến ngành thời trang và dệt may trên thị trường Châu Âu. Đây là một công cụ kỹ thuật số cung cấp thông tin chi tiết về tác động của sản phẩm đối với môi trường trong suốt vòng đời của nó. Mỗi sản phẩm phải bao gồm một hộ chiếu có thể đọc được bằng máy, giống như mã QR, được liên kết với một ID duy nhất. Hộ chiếu này sẽ mô tả chi tiết các khía cạnh của sản phẩm, bao gồm độ bền, khả năng tái sử dụng, khả năng phục hồi, tỷ lệ phần trăm thành phần được tái chế, lượng khí thải carbon và hiệu năng tái chế. Các yếu tố này sẽ đánh giá khả năng tái chế và tính bền vững của môi trường. Chi tiết hơn về Hộ chiếu Sản phẩm Kỹ thuật số dự kiến sẽ được công bố vào năm 2024, mặc dù ngày triển khai vẫn chưa chắc chắn.
Chỉ thị Tuyên bố Xanh
Chỉ thị Tuyên bố Xanh (Directive on Green Claims) cũng được thiết lập nhằm mang lại những thay đổi đáng kể tại châu Âu. Nó giải quyết sự nhầm lẫn do quá nhiều nhãn mác môi trường và những tuyên bố xanh thường gây hiểu lầm hoặc không được hỗ trợ trên thị trường. Một số lượng đáng kể những tuyên bố này đã được phát hiện là mơ hồ, sai lệch hoặc không có căn cứ. Theo chỉ thị này, bất kỳ tuyên bố nào về môi trường, chẳng hạn như việc giảm thiểu lượng carbon, phải được xác minh một cách độc lập và có cơ sở khoa học.
Chỉ thị cũng sẽ điều chỉnh độ rõ ràng của những tuyên bố này và có thể hạn chế điểm đánh giá tổng hợp về tác động môi trường tổng thể của sản phẩm. Nó được thiết kế để nâng cao độ chính xác và độ tin cậy của thông tin trên nhãn sản phẩm, đặc biệt là về tính bền vững và khả năng phục hồi. Tất cả các tuyên bố về việc phát triển bền vững phải được dữ liệu của bên thứ ba xem xét, sử dụng phương pháp đánh giá vòng đời được tiêu chuẩn hóa. Ngoài ra, các chương trình ghi nhãn mới sẽ phải được EU phê chuẩn để đảm bảo rằng chúng mang lại giá trị gia tăng rõ ràng.
Sửa đổi các Quy định về Nhãn mác
Ủy ban châu Âu có kế hoạch sửa đổi các Quy định về nhãn hiệu dệt may hiện hành vào cuối năm 2023 để giải quyết các hạn chế và sự nhầm lẫn do hệ thống ghi nhãn đa dạng gây ra trên toàn EU. Các quy định hiện hành chủ yếu tập trung vào sợi, không thể theo kịp sự phát triển của công nghệ tái chế và dệt mới. Sửa đổi này đưa ra các tiêu chuẩn cho cả nhãn hiệu vật lý và kỹ thuật số cho các sản phẩm dệt may, yêu cầu các thương hiệu áp dụng các phương pháp nhãn hiệu toàn diện và tiêu chuẩn hóa hơn. Điều này đảm bảo người tiêu dùng có thông tin chính xác về thành phần và nguồn gốc của sản phẩm dệt may, dẫn đến cạnh tranh công bằng hơn và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng khi mua sắm.
Phương pháp Dấu chân Môi trường
EU đang phát triển Phương pháp Dấu chân Môi trường Sản phẩm (Product Environmental Footprint Method – PEF) cho ngành công nghiệp quần áo và giày dép, bao gồm các chỉ số môi trường khác nhau như lượng khí thải carbon, sử dụng nước và tiêu thụ năng lượng. Một khi được thực hiện, phương pháp này sẽ trở nên ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu thời trang và dệt may. Chỉ thị này do Ủy ban châu Âu đề xuất vào tháng 3 năm 2023, chưa được ban hành và có thể yêu cầu các thương hiệu tích hợp các công cụ quản lý carbon trong hoạt động của họ. Công ty tư vấn Deloitte dự đoán những yêu cầu này sẽ có hiệu lực từ năm 2026.
Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh Nghiệp và Thẩm định Bền vững Doanh nghiệp
Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững Doanh Nghiệp (Corporate Sustainability Reporting Directive – CSRD) là một phần của Sáng kiến Tài chính Bền vững, nhưng không phải là một phần của Thoả thuận Xanh châu Âu, yêu cầu các công ty tăng cường báo cáo phát triển bền vững. Chỉ thị yêu cầu thông tin chi tiết về các vấn đề môi trường, xã hội và quản lý (ESG) như phát thải khí nhà kính, tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, thực tiễn lao động và sáng kiến đa dạng.
CSRD ban đầu nhắm đến các công ty lớn đã thực hiện NFRD (Non-Financial Reporting Directive), bao gồm các công ty lớn có hơn 500 nhân viên, sẽ được mở rộng để bao gồm tất cả các công ty lớn và cuối cùng bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở tự nguyện. Mục đích là tránh các doanh nghiệp nhỏ bị áp đảo bởi các yêu cầu báo cáo nghiêm ngặt. Các báo cáo theo CSRD sẽ bắt đầu từ năm 2024 và sẽ được công bố vào năm 2025, bên cạnh đó EU đang phát triển Tiêu chuẩn Báo cáo Bền vững Châu Âu (ESRS) như một khuôn khổ cho việc công bố ESG.
Chỉ thị về Thẩm định Bền vững Doanh nghiệp (Corporate Sustainability Due Diligence Directive – CSDDD) sẽ tác động đến các công ty trong các ngành có tác động lớn như thời trang và dệt may, với hơn 250 nhân viên trên toàn thế giới và doanh thu ròng hơn 40 triệu Euro. Chỉ thị yêu cầu các công ty này đánh giá và giảm thiểu tác động môi trường và xã hội của hoạt động và chuỗi cung ứng của họ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, minh bạch, mua sắm đạo đức và phát triển bền vững.
Tóm lại, các nỗ lực này của châu Âu nhằm tập trung cải thiện tác động môi trường và xã hội của các doanh nghiệp thông qua việc quản lý chất thải bền vững trong thực hành sản xuất và tính minh bạch sản phẩm trong vấn đề nhãn mác, nhưng không nhất thiết phải đạt được kết quả cụ thể. Đối với các thương hiệu thời trang, điều này có nghĩa là đảm bảo khả năng hiển thị và truy xuất nguồn gốc trong chuỗi giá trị của họ, phát triển các chính sách thẩm định, xác định và giải quyết các tác động của con người đến môi trường cũng như công khai tuyên bố những nỗ lực này. Một khi được EU thông qua (dự kiến không sớm hơn năm 2024), các nước thành viên sẽ có hai năm để đưa CSDDD vào luật pháp quốc gia với khả năng đạt ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
TRENDTHOITRANG
Tổng hợp từ nguồn: Fibre2Fashion
Từ khóa: dự báo xu hướng thời trang, xu hướng thời trang, trendthoitrang.com, trendthoitrang, trend thoi trang, trend thời trang, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, thời trang bền vững, công nghệ sạch, năng lượng tự nhiên, dự báo xu hướng thời trang, xu hướng thời trang, các phong cách thời trang, thiết kế thời trang nữ, các thương hiệu thời trang nổi tiếng, phong cách thời trang, báo cáo nghiên cứu thị trường thời trang, các thương hiệu thời trang, thiết kế thời trang nam, phong cách, thời trang, các brand thời trang việt nam, brand thời trang quốc tế, bộ sưu tập mới, những thương hiệu thời trang nổi tiếng, thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới, bộ sưu tập, thị trường thời trang việt nam, thị trường thời trang, thời trang mới, thời trang thay đổi, cách chọn thời trang, bộ sưu tập mới nhất, ý tưởng thiết kế, thiết kế thời trang