TrendThoiTrang

Sáu Cải Tiến Tái Chế Có Thể Thay Đổi Ngành Thời Trang

Photo: unsplash.com

Vấn nạn rác thải khổng lồ từ ngành thời trang đang thúc đẩy các chính phủ, đặc biệt ở Châu Âu, hướng đến các mục tiêu tái chế đầy tham vọng.

Vấn đề là việc tái chế hàng dệt may là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp và các giải pháp kỹ thuật vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Các tổ chức phi chính phủ cảnh báo rằng thách thức thực sự nằm ở việc sản xuất quá mức và các đổi mới công nghệ có thể chỉ tạo vỏ bọc cho các thương hiệu tiếp tục tung ra hàng tỉ sản phẩm mới. Nhưng áp lực bắt đầu tái chế ở quy mô lớn hiện đang diễn ra. “Nhãn hiệu cần đạt đến mức độ tái chế cao với tốc độ siêu nhanh, nếu không, Liên minh châu Âu sẽ phạt họ một cách nặng nề.” Paul Foulkes-Arellano, chuyên gia về nền kinh tế tuần hoàn cho biết. AFP đã nói chuyện với nhiều chuyên gia để tìm hiểu ý tưởng nào có thể tạo ra sự khác biệt. Nhiều ý tưởng sẽ thất bại, nhưng đây là một cái nhìn tổng quan về những ứng cử viên hiện tại minh họa cho các thách thức khác nhau trong việc tái chế hàng dệt may.

Circ: Vải không Pha

Hầu hết nguyên liệu sợi để dệt nên vải đều là sự kết hợp của các loại vật liệu khác nhau, điều này làm cho việc tái chế chúng trở nên khó khăn. Công ty Circ đến từ Mỹ đã phát minh ra một giải pháp hóa học để tách loại sợi hỗn hợp phổ biến nhất – polycotton – thành các thành phần riêng lẻ của nó. Họ sử dụng một quy trình thủy nhiệt (hydrothermal) để hóa lỏng polyester và tách nó ra khỏi cotton. Cả hai loại chất liệu sau đó có thể được chế tạo thành những loại sợi mới. Zara đã sử dụng chúng cho một dòng quần áo được ra mắt vào tháng 4/2023.

SuperCircle: Thu gom & Phân loại

Thế giới thiếu cơ sở hạ tầng để thu gom và phân loại một lượng lớn quần áo cũ mà trên nguyên tắc chúng phải được giữ sạch và tách biệt khỏi các loại chất thải khác. SuperCircle kết hợp các công ty giao hàng, các kho hàng và hệ thống theo dõi để tối ưu hóa và giảm chi phí quá trình này. Họ hy vọng có thể thay đổi thái độ của công chúng thông qua các thùng chứa tại cửa hàng, các hãng miễn phí vận chuyển và các cách khuyến khích khác. “Chúng ta cần sự thoải mái, tiện lợi và khuyến khích người tiêu dùng để khi họ đã sử dụng xong một sản phẩm, điều đầu tiên họ nghĩ đến là tái chế cuối vòng đời,” Stuart Ahlum, một trong những người sáng lập, cho biết. Bắt đầu với thương hiệu của riêng mình, Thousand Fell, họ đã nhanh chóng mở rộng và hiện đang xử lý tất cả các hoạt động hậu cần tái chế cho nhiều công ty và ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả Uniqlo Bắc Mỹ.

Saentis Textiles: Tái chế Nội bộ

Saentis Textiles đã giúp giải quyết một thách thức chính bằng một chiếc máy được cấp bằng sáng chế có thể tái chế sợi cotton với thiệt hại tối thiểu đối với sợi vải, giúp tạo ra các sản phẩm vải mới chất lượng cao. Sợi cotton tái chế được sử dụng bởi các thương hiệu như IKEA, Patagonia và Tommy Hilfiger. Hiện họ đang bán máy của mình cho các công ty dệt may để họ có thể lắp đặt trực tiếp tại nhà máy của mình, cho phép thu gom các mảnh vụn và phế liệu để tái chế ngay tại chỗ.

Unspun: Máy dệt 3D

Unspun tuyên bố họ đã phát minh ra máy dệt 3D đầu tiên trên thế giới, có khả năng tạo ra một chiếc quần jean có kích thước tùy chỉnh trực tiếp từ sợi chỉ trong thời gian chưa đầy 10 phút. Hiện đang xây dựng nhà máy nhỏ đầu tiên tại Oakland, California để chứng minh ý tưởng này, chiếc máy này có thể loại bỏ nhu cầu của các thương hiệu trong việc dự trữ lượng lớn hàng tồn kho, cắt giảm lượng phát thải và vận chuyển.

Cetia: Xử lý Quần áo Cũ

Quần áo phải được xử lý trước khi có thể tái chế, và đây là chuyên môn của Cetia có trụ sở tại Pháp. Một số máy của họ đơn giản, như máy rút đế giày ra khỏi đôi giày. Một số khác thì phức tạp hơn, như máy sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện các điểm cứng như nút áo và khóa kéo, sau đó sử dụng tia laser để cắt chúng mà không làm hỏng sản phẩm.

Rubi Labs: Vải Hấp thụ Carbon

Rubi Labs đã tìm ra cách để thu nhặt carbon dioxide thải ra từ nhà máy và biến nó thành cellulose, tương tự như cách cây trồng phát triển. Bột cellulose thu được sau đó có thể được sử dụng để làm sợi. Việc có thể thực hiện ở quy mô giá cả phải chăng hay không vẫn còn là một dấu hỏi, nhưng vào tháng 7, Rubi Labs đã công bố một dự án thí điểm với Walmart để thử nghiệm sự đổi mới của mình.

TRENDTHOITRANG

Nguồn: Fashion Network

Từ khóa: dự báo xu hướng thời trang, xu hướng thời trang, trendthoitrang.com, thời trang tái chế, rác thải thời trang, tái chế, trendthoitrang, trend thoi trang, trend thời trang, dự báo xu hướng thời trang, xu hướng thời trang, các phong cách thời trang, thiết kế thời trang nữ, các thương hiệu thời trang nổi tiếng, phong cách thời trang, báo cáo nghiên cứu thị trường thời trang, các thương hiệu thời trang, thiết kế thời trang nam, phong cách, thời trang, các brand thời trang việt nam, brand thời trang quốc tế, bộ sưu tập mới, những thương hiệu thời trang nổi tiếng, thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới, bộ sưu tập, thị trường thời trang việt nam, thị trường thời trang, thời trang mới, thời trang thay đổi, cách chọn thời trang, bộ sưu tập mới nhất, ý tưởng thiết kế, thiết kế thời trang