Đổi mới Thời trang – Thuật ngữ & Khái niệm
Các giai đoạn của quá trình tiếp nhận (Stages of the adoption process)
Các giai đoạn của quá trình tiếp nhận đại diện cho các giai đoạn khác nhau mà cá nhân trải qua khi áp dụng một sáng kiến hoặc xu hướng mới. Các giai đoạn này bao gồm nhận thức (awareness), quan tâm (interest), đánh giá (evaluation), thử nghiệm (trial) và tiếp nhận sử dụng (adoption). Quá trình tiếp nhận giúp tìm hiểu các khía cạnh tâm lý và hành vi trong việc đón nhận ý tưởng hoặc sản phẩm mới của người tiêu dùng.
Giai đoạn nhận thức (Awareness stage)
Giai đoạn nhận thức là giai đoạn bắt đầu của quá trình tiếp nhận (adoption process) khi cá nhân tiếp xúc và có kiến thức về một sáng kiến mới hoặc một xu hướng mới. Nó liên quan đến việc tạo ra nhận thức và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng tiềm năng thông qua các phương tiện truyền thông và giao tiếp khác nhau.
Giai đoạn đánh giá (Evaluation stage)
Giai đoạn đánh giá là một giai đoạn trong quá trình tiếp nhận (adoption process) khi các cá nhân đánh giá những lợi ích, ưu điểm và rủi ro tiềm năng liên quan đến việc áp dụng một sáng kiến hoặc xu hướng mới. Trong giai đoạn này, cá nhân cân nhắc các ưu và nhược điểm và xem xét sự phù hợp của các sáng kiến hoặc xu hướng đối với cuộc sống của họ.
Giai đoạn thử nghiệm (Trial stage)
Giai đoạn thử nghiệm là giai đoạn trong quá trình áp dụng khi cá nhân thử nghiệm hoặc kiểm tra một sáng kiến trên một cơ sở hạn chế. Trong giai đoạn này, cá nhân thu thập trải nghiệm trực tiếp với sáng kiến để đánh giá tính hữu ích và phù hợp với nhu cầu của họ.
Các nhóm tiếp nhận tiêu dùng (Consumer adopter categories)
Các nhóm tiếp nhận tiêu dùng phân loại cá nhân dựa trên thời gian tiếp nhận các ý tưởng hoặc xu hướng mới. Các nhóm tiếp nhận (adopters) bao gồm: nhóm sáng tạo (innovators), nhóm tiếp nhận sớm (early adopters), nhóm số đông tiếp nhận sớm (early majority adopters), nhóm số đông tiếp nhận trễ (late majority adopters) và nhóm tiếp nhận trễ (laggards hay late adopters). Mỗi nhóm đại diện cho một mức độ sẵn lòng và tốc độ áp dụng ý tưởng hoặc sản phẩm mới khác nhau.
Nhóm người sáng tạo (Innovators)
Người sáng tạo (đổi mới) là những người đầu tiên áp dụng các sáng kiến hoặc xu hướng mới. Họ thường là những người dám thử, cởi mớ với những ý tưởng mới và chủ động tìm kiếm những trải nghiệm mới. Người sáng tạo thường có khả năng chấp nhận cao hơn đối với sự không chắc chắn và được thúc đẩy bởi mong muốn ở vị trí tiên phong của sự thay đổi.
Nhóm người tiếp nhận sớm (Early adopters)
Nhóm tiếp nhận sớm là những cá nhân tiếp nhận các sáng kiến hoặc xu hướng mới tương đối sớm trong chu kỳ vòng đời của thời trang. Họ thường là những nhà dẫn dắt ý kiến (opinion leaders) và thường có ảnh hưởng trong việc hình thành quan điểm và hành vi của người khác. Người tiếp nhận sớm thường cởi mở với những ý tưởng mới và sẵn lòng chấp nhận rủi ro.
Nhóm người thuộc số đông tiếp nhận sớm (Early majority adopters)
Những người thuộc số đông (đa số) tiếp nhận sớm là những cá nhân áp dụng sáng kiến hoặc xu hướng mới sau khi những người tiếp nhận sớm đã đón nhận và dọn sẵn đường. Họ chiếm một phần đáng kể của dân số và thường thận trọng hơn trong việc áp dụng. Việc được số đông chấp nhận là rất quan trọng để một sáng kiến hoặc sự đổi mới có thể được đón nhận và lan truyền rộng rãi.
Nhóm người thuộc số đông tiếp nhận trễ (Late majority adopters)
Những người thuộc số đông (đa số) tiếp nhận trễ là những cá nhân áp dụng sáng kiến hoặc xu hướng mới sau nhóm tiếp nhận sớm (early adopters) và nhóm số đông tiếp nhận sớm (early majority adopters), nhưng trước nhóm tiếp nhận trễ (late adopters hay laggards). Họ thường khá khó chịu với sự thay đổi và thường áp dụng sáng kiến vì sự cần thiết hoặc bắt buộc do yếu tố bên ngoài hơn là do mong muốn cá nhân.
Nhóm người tiếp nhận muộn (Late adopters)
Người tiếp nhận muộn, còn được gọi là những người lạc hậu (laggards), là những cá nhân áp dụng sáng kiến hoặc xu hướng mới sau khi phần lớn dân số đã áp dụng. Người áp dụng muộn thường có thái độ hoài nghi với sự thay đổi và thường ngần ngại chấp nhận những ý tưởng mới. Họ có thể chỉ bắt đầu thực hiện một xu hướng nào đó khi cảm thấy một nhu cầu hoặc áp lực xã hội mạnh mẽ buộc phải làm như vậy.
Người đóng vai trò Tác nhân thay đổi thời trang (Fashion change agents)
Tác nhân thay đổi thời trang là những cá nhân hoặc nhóm người có khả năng chủ động tác động và ảnh hưởng đến các xu hướng và sự thay đổi trong thời trang. Chúng có thể bao gồm những nhà thiết kế thời trang (designers), người nổi tiếng (celebrities), người ảnh hưởng (influencers), người tạo mẫu (stylists) và phương tiện truyền thông thời trang (fashion media). Tác nhân thay đổi thời trang đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và phổ biến những kiểu dáng và xu hướng mới đến công chúng.
Người am hiểu thị trường (Market mavens)
Người am hiểu thị trường là những cá nhân có kiến thức, chuyên môn và ảnh hưởng sâu sắc trong một thị trường hoặc ngành công nghiệp cụ thể. Họ được coi là những người dẫn dắt (lãnh đạo) ý kiến (opinion leaders) và thường được người khác tìm đến để hỏi ý kiến và xin khuyến nghị. Người am hiểu thị trường đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền thông tin và hình thành quan điểm của người tiêu dùng.
Người dẫn dắt ý kiến (Opinion leaders)
Người dẫn dắt (hoặc lãnh đạo) ý kiến là những cá nhân có ảnh hưởng trong việc hình thành thái độ, quan điểm và hành vi của người khác. Họ thường có nhiều quan hệ kết nối tốt, được đánh giá cao và có kiến thức sâu sắc trong một lĩnh vực cụ thể. Người lãnh đạo ý kiến đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền thông tin, chứng thực các sáng kiến và ảnh hưởng đến các quyết định tiếp nhận của người khác.
Người am hiểu thị trường là những cá nhân có kiến thức, chuyên môn và ảnh hưởng sâu sắc trong một thị trường hoặc ngành công nghiệp cụ thể. Họ được coi là những người dẫn dắt (lãnh đạo) ý kiến (opinion leaders) và thường được người khác tìm đến để hỏi ý kiến và xin khuyến nghị. Người am hiểu thị trường đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền thông tin và hình thành quan điểm của người tiêu dùng.
Người theo dõi thời trang (Fashion followers)
Người theo dõi thời trang là những cá nhân tiếp nhận xu hướng hoặc phong cách thời trang sau khi chúng đã được giới thiệu bởi nhóm tác nhân thay đổi thời trang (fashion change angents) hoặc nhóm người tiếp nhận sớm (early adopters). Họ thường bị ảnh hưởng bởi ý kiến và sự lựa chọn của người khác và có thể áp dụng xu hướng để phù hợp với hoặc tuân thủ các quy chuẩn xã hội.
Sự bố trí sản phẩm (Product placement)
Bố trí sản phẩm là một hình thức quảng cáo trong đó các sản phẩm có thương hiệu hoặc tham chiếu của chúng được đặt một cách chiến lược trong phim ảnh, chương trình truyền hình hoặc nội dung truyền thông khác. Mục tiêu là để giới thiệu sản phẩm tới một lượng đối tượng rộng lớn và tạo ra sự nhìn nhận hoặc liên tưởng đến thương hiệu.
Sự tích hợp sản phẩm (Product integration)
Tích hợp sản phẩm đề cập đến việc đặt hoặc tích hợp một cách có chiến lược một sản phẩm hoặc thương hiệu trong một ngữ cảnh như phim ảnh, chương trình truyền hình hoặc các hình thức truyền thông khác. Điều này bao gồm việc tích hợp sản phẩm một cách mượt mà vào câu chuyện hoặc nội dung để tạo sự hiện diện, nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng.
Thuộc tính của đổi mới (Attributes to the innovation)
Thuộc tính của sự đổi mới đề cập đến các đặc điểm hoặc tính năng cụ thể của một sản phẩm, ý tưởng hoặc xu hướng mới có ảnh hưởng đến việc chấp nhận và áp dụng của người tiêu dùng. Các thuộc tính này bao gồm những yếu tố như lợi thế tương đối, khả năng tương thích, tính phức tạp, khả năng thử nghiệm và khả năng có thể quan sát được.
Tính phức tạp (Complexity)
Tính phức tạp đề cập đến sự khó khăn hoặc phức tạp để hiểu được, để tiếp nhận và sử dụng một sáng kiến hoặc sự đổi mới nào đó. Các sáng kiến được coi là đơn giản và dễ sử dụng thường có khả năng được tiếp nhận và sử dụng cao hơn so với những sáng kiến được nhìn nhận là phức tạp hoặc khó hiểu.
Tính rủi ro được nhận thức (Perceived risk)
Rủi ro được nhận thức đề cập đến sự đánh giá chủ quan về các hậu quả tiêu cực hoặc sự không chắc chắn liên quan đến việc tiếp nhận một sáng kiến mới. Rủi ro được nhận thức có thể bao gồm các yếu tố như rủi ro tài chính, rủi ro xã hội, rủi ro hiệu suất (performance risk) và rủi ro tâm lý. Rủi ro nhận thức cao hơn có thể ngăn cản việc đón nhận một sáng kiến.
Tính ưu thế tương đối (Relative advantage)
Ưu thế tương đối đề cập đến sự vượt trội hoặc ưu thế của một sự đổi mới so với các lựa chọn hiện có hoặc các sản phẩm cạnh tranh. Các sáng kiến mà được coi là mang lại lợi ích, hiệu quả hoặc hiệu suất lớn hơn được cho là có khả năng được áp dụng hơn bởi người tiêu dùng.
Tính hoặc khả năng có thể quan sát được (Observability)
Khả năng quan sát được đề cập đến mức độ mà những lợi ích hoặc kết quả của việc tiếp nhận một sáng kiến có thể được quan sát hoặc dễ dàng nhìn thấy bởi người khác. Các sáng kiến mà có thể gây được chú ý và trình bày được dễ dàng với người khác có khả năng được đón nhận cao hơn so với những sáng kiến có ít lợi ích có thể quan sát được hơn.
Tính hoặc khả năng có thể thử nghiệm (Trialability)
Khả năng có thể thử nghiệm đề cập đến sự dễ dàng mà một sáng kiến có thể được thử nghiệm hoặc dùng thử trước khi cam kết tiếp nhận (sử dụng) hoàn toàn. Các sáng kiến càng dễ dàng được thử nghiệm thì càng có khả năng được đón nhận cao hơn, vì người tiêu dùng có thể đánh giá tính tương thích và lợi ích thông qua trải nghiệm trực tiếp.
Tính hoặc khả năng tương thích (Compatibility)
Tương thích đề cập đến mức độ mà một sự đổi mới hoặc sáng kiến tương thích với những giá trị, niềm tin và thói quen của những người tiếp nhận tiềm năng. Một sáng kiến càng tương thích với lối sống và nhu cầu của các cá nhân thì khả năng được đón nhận càng cao.
TRENDTHOITRANG
Từ khóa: xu hướng thời trang, phong cách, thiết kế, thời trang, phong cách thời trang, phong cách lướt qua, phong cách cổ điển, thời trang cao cấp, thời trang đại trà, tiếp nhận thời trang, các giai đoạn của quá trình tiếp nhận, đổi mới thời trang, sáng tạo thời trang, sự thay đổi trong thời trang, người lãnh đạo thời trang, người am hiểu thị trường thời trang, người theo dõi thời trang